Tên đăng nhập: Mật khẩu: Đăng ký || Quên mật khẩu
chào mừng các bạn đến với diễn đàn cơ khí pro
chào mừng các bạn đến với diễn đàn cơ khí pro
Facebook của lớp ĐH Cơ khí3aYoutube
Bài gửi sau cùng keke
Bài gửingười gửithời gian
[�] Tư vấn thiết kế thi công phòng sạch (clean room) Tue Jul 28, 2015 11:14 am
[�] Phần mềm cơ khí Wed May 27, 2015 7:34 am
[�] Tiêu chuẩn lựa chọn hệ thống thông gió văn phòng Thu May 07, 2015 9:21 am
[�] Phần mềm tính toán kết cấu đường ống ROHR2 (Pipe Stress Analysis) . Wed Apr 08, 2015 9:27 pm
[�] trả lời đề cương trang bị điện Tue Apr 07, 2015 6:46 am
[�] download soliwork 2010 premium rất dễ dàng(1.68g) Wed Mar 04, 2015 3:00 pm
[�] Phần mềm Mastercam x4 bản full! Wed Mar 04, 2015 2:36 pm
[�] Những cuốn sách hay dành cho dân cơ khí! Thu Feb 05, 2015 7:37 pm
[�] Gợi ý trả lời những câu hỏi bảo vệ đồ án CTM! Sun Dec 21, 2014 4:56 am
[�] đồ án công nghệ chế tạo máy cực hay . Thu Jun 12, 2014 5:53 am
[�] tiểu luận máy cắt kim loại Mon Mar 24, 2014 9:32 pm
[�] catia v5r20 documentation link mediafire Sat Mar 01, 2014 6:40 pm
[�] Lật cầu ở Lai Châu: Mở lối đi dưới lòng suối Fri Feb 28, 2014 6:49 pm
[�] Hướng dẫn cài đặt và crack inventor 2014 Tue Jan 21, 2014 1:56 pm
[�] Học các phần mềm CADCAM tại Nam Định Tue Jan 21, 2014 1:47 pm
[�] Kho tài liệu cơ khí. Wed Nov 27, 2013 4:25 pm
[�] catia v5r20 documentation link mediafire Wed Nov 13, 2013 6:14 pm
[�] tài liệu đò án công nghê của thầy hải gửi Fri Oct 18, 2013 6:43 pm
[�] giáo trình công nghệ chế tạo máy 1 Sat Oct 12, 2013 6:22 am
[�] đồ án khuôn uốn ống Fri Sep 27, 2013 6:47 pm

You are not connected. Please login or register

Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Sun Nov 27, 2011 5:37 pm
admin
admin

Admin

Các câu hỏi thường gặp trong khi bảo vệ đồ án CHI TIẾT MÁY
1.Hãy cho biết khi phân phối TST cho HGT cần đảm bảo điều
kiện gì? Tại sao?
2.Tại sao phải bôi trơn HGT? Các phương pháp bôi trơn?
3.Các loại dầu bôi trơn?Trình bày cách kiểm tra điều kiện bôi
trơn ngâm dầu của HGT?
4.Trường hợp nào cần chọn công suất động cơ theo công suất
đẳng trị, tại sao?
5.Ưu nhược điểm của HGT đang thiết kế?
6.Bộ truyền đai nên bố trí ở đầu trục vào hay đầu trục ra của
HGT, tại sao?
7. Bộ truyền xích nên bố trí ở đầu trục vào hay đầu trục ra của
HGT, tại sao?
8.Trong hệ thống truyền động cơ khí có hai cách sắp xếp các
bộ truyền là:
Động cơ-Bộ truyền đai-Hộp giảm tốc-Máy công tác
Động cơ-Hộp giảm tốc-Bộ truyền xích-Máy công tác
Nếu người ta sắp xếp bộ truyền đai phía sau HGT hoặc bộ
truyền xích phía trước HGT có được không?Tại sao?
9.Các dạng hỏng, khả năng làm việc và chỉ tiêu tính của bộ
truyền đai?
10.Trình tự thiết kế bộ truyền đai thang?
11.Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính của bộ truyền xích?
12.Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính của bộ truyền bánh răng?
13.Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính của bộ truyền trục vít bánh
vít?
14.Trình tự tính toán thiết kế bộ truyền bánh răng?
15.Chọn vật liệu bánh vít dựa trên thông số nào, tại sao?
16.Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính của trục truyền?
17.Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính của ổ lăn?
18.Trình tự lựa chọn ổ lăn?
19.Giải thích ý nghĩa của các kí hiệu ổ lăn dùng trong HGT?
20.Trình bày qui tắc phân tích lực ăn khớp trong bộ truyền
bánh răng?
21.Trình bày qui tắc phân tích lực ăn khớp trong bộ truyền trục
vít - bánh vít?
22.Thông số hình học của bộ truyền xích?
23.Công dụng, phân loại, cách lựa chọn nút thông hơi?
24.Công dụng, phân loại, cách lựa chọn nút tháo dầu?
25.Công dụng, phân loại, cách lựa chọn que thăm dầu?
26. Công dụng, cách lựa chọn nắp cửa thăm?
27.Công dụng và cách bố trí các vít vòng trên HGT?
28.Công dụng, phân loại, cách lựa chọn chốt định vị?
29.Công dụng của vít tách?
30.Công dụng của vòng phớt?
31.Công dụng của vòng chắn dầu?
32.Công dụng của vòng vung dầu?
33.Trình bày cách điều chỉnh ăn khớp của bộ truyền bánh răng
nón?
34.Trình bày cách điều chỉnh ăn khớp của bộ truyền trục vít –
bánh vít?
35.Trình bày cách kiểm tra vết tiếp xúc của bộ truyền bánh
răng?
36.Trình bày cách kiểm tra vết tiếp xúc của bộ truyền trục vít –
bánh vít?
37.Vì sao phải bôi sơn hoặc thủy tinh lỏng lên bề mặt ghép nắp
và thân hộp?
38.Trình bày cách điều chỉnh ổ lăn?
39.Công dụng và cách tạo ra khe hở bù trừ nhiệt ở cạnh ổ?
40.Tại sao phải chọn bề rộng răng bánh răng nhỏ lớn hơn bề
rộng bánh răng lớn?
41.Tại sao phải tách đôi bánh răng trong HGT tách đôi?
42.Tại sao phải chọn ổ đũa trụ ngắn đỡ tự lựa theo chiều trục
trong HGT tách đôi?
43.Trình bày cách chọn dung sai vòng trong và vòng ngoài của
ổ lăn?
44.Giải thích ý nghĩa các kí hiệu dung sai của mối lắp bánh
răng và trục?
45.Các kích thước nào cần ghi dung sai trên bản vẽ chi tiết, tại
sao?
46.Giải thích ý nghĩa các ký hiệu sai lệch hình dáng trên bản
vẽ chi tiết?
47.Giải thích ý nghĩa các ký hiệu độ nhám bề mặt trong bản vễ
chi tiết?
48.Tại sao phải làm gân tăng cứng ở cạnh chỗ lắp ổ lăn?
49.Tại sao lắp 2 ổ đũa côn cạnh nhau trên trục của trục vít?
50.Công dụng của các tấm đệm ở chỗ lắp nắp ổ lăn?
51.Tại sao kích thước khoảng cách trục phải ghi kèm dung sai?
52.Trên bản vẽ lắp chỉ nên ghi các kích thước nào?
53.Tại sao phải chọn giá trị môđun bánh răng theo tiêu chuẩn?
54.Tại sao phải chọn đường kính thân trục và ngõng trục theo
tiêu chuẩn?
55.Trình bày cách chọn và tính các kích thước của then bằng?
56.Thế nào là lắp theo hệ thống lỗ, lắp theo hệ thống trục. Hệ
thống nào là ưu tiên?
57.Giải thích câu:“Các kích thước không ghi dung sai thì chọn
theo dung sai tự do” trong yêu cầu kĩ thuật của bản vẽ chi tiết?
58.Dạng hỏng, chỉ tiêu tính của then bằng?
59.Tại sao trên bề mặt ghép của vách và thân bánh vít, người ta
khoan lỗ và làm ren để lắp vít có đường tâm lệch chứ không
trùng với bề mặt ghép?
60.Khoảng cách nhỏ nhất từ đỉnh răng của BR đến đáy HGT
lựa chọn như thế nào, tại sao?
61.Chiều dày nhỏ nhất của vách HGT chọn như thế nào, tại
sao?
62.Tại sao phải sơn bên trong HGT màu đỏ?
63.Tại sao sau khi lắp HGT xong phải chạy rà?
64.Tại sao phải ghi kích thước các lỗ lắp bulông nền của HGT
trên bản vẽ lắp?
65.Tại sao phải ghi kích thước dài, rộng, cao nhất của HGT
trên bản vẽ lắp?
66.Tại sao người ta chọn bánh răng nhỏ chủ động (quay nhanh)
thường có vật liệu tốt hơn bánh răng bị động (quay chậm)?
67.Các thông số cơ bản để tính toán, thiết kế bộ truyền bánh
răng (răng trụ thẳng, nghiêng, chữ V, nón)
68.Tại sao phải sử dụng bộ truyền bánh răng nón?
69.Tại sao người ta chọn bánh răng nhỏ chủ động (quay nhanh)
thường có vật liệu tốt hơn bánh răng bị động (quay chậm)?
70.Ưu, nhược điểm của từng loại HGT?
71.Chiều sâu vít bắt vào bề mặt? Tính hay chọn? Tính như thế
nào? Chọn như thế nào?
72.Trên cùng 1 trục nên chọn cùng loại ổ, rành then giống
nhau, tại sao?
73.Tại sao chọn ổ bi đỡ chặn? Ổ tùy động?
74.Mối lắp giữa then với trục là gì?
75.Mục đích của yêu cầu kĩ thuật kiểm tra vết tiếp xúc trên bề
mặt răng theo chiều cao không thể bé hơn X% và theo chiều
rộng không thể bé hơn Y% là để làm gì?
76.Trình bày cách điều chỉnh sự ăn khớp của bộ truyền bánh
răng nón?
77.Trình bày cách điều chỉnh sự ăn khớp của bộ truyền trục vít
– bánh vít?
78.Khi thiết kế cặp bánh răng cấp nhanh của HGT phân đôi
cấp nhanh cần chú ý điều gì?
79.Giải thích vì sao phải chọn ổ đũa đỡ trụ ngắn tự lựa theo
chiều dọc trục khi chọn ổ cho trục trung gian của HGT phân
đôi cấp nhanh?
80.Giải thích vì sao bố trí hai ổ côn ở 1 bên của trục vít và bên
kia bố trí ổ bi đỡ trong HGT trục vít?

sung

1. Hộp j`, dùng để làm j`, ưu nhược điểm so với hộp khác.
2. Thay BR nghiêng thành thẳng được k, tại sao? Công dụng và ưu nhược điểm của BR nghiêng so với thẳng...
3. Xem tỉ số truyền.
4. Đo khoảng cách trục và so với thuyết minh, nếu lệch thì hỏi tại sao.
5. Xem biểu đồ mômen, hỏi tại sao có bước nhảy..., căng thớ nào...
6. Về BR thì hỏi phần dịch chỉnh( nếu có).
7. Tại sao dầu lại phải ngập 1/3 BR ( câu này k nhớ chính xác lắm), thăm dầu thế nào, tại sao k đổ dầu nhiều hơn hoặc ít đi.
8. Xem bản vẽ và hỏi các chi tiết như:
9. Cái này là cái j, công dụng ( chủ yếu chỉ vào những cái mình làm sai).
10. Ổ lăn loại j`, tại sao lại lắp ở đây lỏng( hay chặt).
11. Tại sao lại bố trí lỗ thông hơi ở đấy.
12. Hỏi về dung sai, chú ý ghi đầy đủ dung sai và kích thước vào bản vẽ nhé! Nhiều hơn Thầy Dũng yêu cầu đấy (Cả bản vẽ chi tiết),tại sao dùng các kiểu lắp H7/k6, hay chỉ K6 (trong cho lắp ổ)....
13. Chế tạo vỏ hộp giảm tốc bằng phương pháp nào? Khi nào thì dùng phương pháp đó. TL: phương pháp đúc, ngoài ra có thể dùng hàn. khi chế tạo đơn chiếc thì dùng hàn, hàng loạt thì dùng đúc
14. Ưu nhược điểm của các bộ truyền đang dùng với các bộ truyền khác (chẳng hạn bánh răng nghiêng với bánh răng thẳng, các loại hộp giảm tốc, nói chung là những cái trong bài mình ấy so với các cací khác...)
15. Chú ý kí hiệu độ nhám đúng chỗ trong bản vẽ chế tạo(có ở chỗ may ơ và lỗ lắp vào trục...)
16. Về vấn đề bôi trơn, thăm dầu
17. Phần nắp quan sát
18. Không nên hạ bậc trục quá nhiều nếu ko sẽ bị các thầy kêu đấy, có thể hãy dùng ống tỳ...( Phần lớn các thầy đều thích thế)
19. Mọi người chú ý tham khảo thêm của những bạn khác nữa vì mỗi người một câu hỏi, ko ai giống ai đâu...
20. Cố gắng đọc vài lần 2 quyển Thiết kế, chú ý những phần (chủ yếu là những phần trong bài mình làm ấy) mà mình cho là ko quan trọng lắm
21. Chú ý cả cá phần về công nghệ nữa nhé!
https://cokhipro.123.st

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà admin
Sun Nov 27, 2011 5:46 pm
admin
admin

Admin

1) then lắp trên trục theo hệ thống nào ? tại sao ?
hệ thốnt trục , lắp có độ dôi để bảo đảm truyền momen xoắn đầy đủ và không phải tháo then khi tháo BR hay ổ .
2) bánh răng côn có thể truyền đồng 2 trucc ko vuông góc được hay không ?
được , nhưng khó lắp ráp và điều chỉnh ăn khớp
3) những chỗ nào trên bản vẽ lắp hộp giảm tốc côn trục chừa khe hở bù trừ nhiệt , tại sao phải làm thế ?
những chỗ tiếp xúc giữa nắp ổ và vòng ngoài ổ , vì khi làm việc trục bị biến dạng nhiệt giãn nỡ dễ gây kẹt ổ .
4) tính toán và đo nhiệt độ và độ giãn nhiệt trục trong trường hợp chừa khe hở bù trừ nhiệt ?
có hệ số alpha, đo nhiệt độ dầu từ đó dự đoán nhiệt độ trục , vì trục lựa chọn vật liệu trước nên ta biết được alpha., khe ho bù trừ nhiệt = a+ 0.15mm trong đó a : độ giãn nỡ của trục và thành trong vỏ hộp .
5 ) Độ đảo vành răng gồm độ đảo hướng kính và độ đẩo mặt đầu ,cách đo là em có thể lắp bánh răng lên 1 trục kiểm sau đấy dùng đồng hồ so để đo .
6 ) Độ chính xác và độ nhám của vòng tròn đỉnh răng thực ra không quan trọng lắm ,nếu quan sát các bánh răng Nhật ,Mỹ thì thấy bề mặt này không bóng và chính xác lắm , kích thước lấy dung sai âm là vì ...có thể dung sai âm thì không ảnh hưởng tới khả năng làm việc của bộ truyền còn dung sai dương thì ngược lại .
7)Lỗ bu lông nền lõm có thể gia công bằng dao khoét ,dao phay tổ hợp ... và được gia công trên máy phay ,máy khoan ...
8 )những lỗ trên moay ơ mục đích tiết kiệm vật liệu ,giảm trọng lượng ...có thể do đúc đã có kết cấu này . Hoặc có thể dùng phương pháp khoan ,tiện , phay ... để tạo ra lỗ moay ơ , nhưng đa phần là có sau khi đúc .
9) Câu này chỉ đơn giản là bu long lắp bích nắp và thân chịu lực nhỏ hơn so với bu long cạnh ổ .
https://cokhipro.123.st

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà admin
Sun Nov 27, 2011 5:47 pm
admin
admin

Admin

5. độ đẩo vành răng hiểu là độ đảo MẶT RĂNG. Khi đo lắp br trên trục kiểm có 2 lỗ tâm, chống tâm đó = 2 mũi tâm mà đo
Dụng cụ đo = máy hoặc cơ cấu đo tay với đồng hồ so

Yêu cầu : đo tại vòng PITCH (hoặc không được thì RẤT SÁT vòng pitch - thực tế là ít khi đo đúng ở vòng pith do ta chọn mũi đo có đường kính chuẩn (bi) luôn khác chút ít với tính toán

Mặt đầu thì đo đảo quá dễ rồi

6. đỉnh răng phỉa có dung sai âm (cho kích thứoc tính toán) ví dụ 80(0 -0.1) là vì chống kẹt khi ăn khớp gây ra do đảo răng và sai số bước

7. dùng dao phay ngón !
https://cokhipro.123.st

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà admin
Sun Nov 27, 2011 5:58 pm
admin
admin

Admin

câu 1 trả lời như vậy thì không đúng lắm.vì mômen là do tải trọng(lực)sinh ra.thứ 2 bánh nhỏ được chế tạo bằng vật liệu tốt hơn bánh lớn vì số chu kì làm việc của bánh răng nhỏ nhiều hơn của bánh răng lớn (gấp i lần).chứ không phải do nó trực tiếp t/d với momen quay đâu bạn àh!
còn cấp chậm tốt hơn cấp nhanh thì mình tạm thời chưa nghĩ ra.
khi phân phối TST cho HGT cần đảm bảo điều kiện sau.
1 bảo đảm khuôn khổ và trọng lượng của hộp giảm tốc là nhỏ nhất.
2 bảo đảm điều kiện bôi trơn tốt nhất.
TẠI VÌ
kích thước của hộp giảm tốc được quyết định bởi khoảng cách trục A,chiều rộng bánh răng.
còn đảm bảo ĐK bôi trơn tốt hay xấu biểu hiện ở sự chênh lệch giữa các kích thước của bánh răng lớn,nếu dùng phương pháp bôi trơn ngâm dầu.
khuôn khổ trọng lượng của hộp giảm tốc phụ thuộc nhiều vào vật liệu chế tạo bánh răng và hệ số chiều rộng bánh răng .
https://cokhipro.123.st

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà admin

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Sponsored content

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết mới cùng chuyên mục

    Bài viết liên quan với cac cau hoi khi bao ve do an chi tiet may

      Quyền hạn của bạn:

      Bạn không có quyền trả lời bài viết