Sun Oct 23, 2011 8:00 am
Nếu đọc về các kỹ năng sống, kỹ năng làm cho mình vui vẻ hạnh phúc, kỹ năng đắc nhân tâm, kỹ năng tăng hiệu năng công việc, kỹ năng ngoại giao, rồi đến các kỹ năng làm việc quản ly’ dự án, quản lý nhân viên, … thì có lẽ chúng ta sẽ ngợp thở hầu như có quá nhiều điều để học, và hầu như không nhớ hết để học. Đó là chưa kể mỗi thầy nói một đường. Rốt cuộc học trò như lạc vào mê hồn trận, không biết đường nào mà mò.
Cuộc sống như thế là quá khó khăn và phức tạp. Phải có cách nào giản dị hóa cuộc đời. Hơn nữa, học cả một đám rừng như thế thì cơ hội đi lạc cao hơn là cơ hội hiểu biết. Nguyên cả một rừng nhạc thì cũng chỉ 7 nốt chính, cộng 5 nốt thăng giáng, là 12 nốt. Người học nhạc là học 12 nốt rồi tự biến hóa chúng thành nhạc, chứ không ai phải học cả rừng nhạc của nhân loại. Học vẽ cũng thế, tổng cộng là 3 mầu chính, vàng xanh đỏ và 2 màu trắng đen, vài quy luật về quân bằng, và bối cảnh, vậy thôi. Từ đó mà biến hóa ra hình ảnh gì là do sức sáng tạo của người nghệ sĩ.
Khi chúng ta học chỉ một vài điều căn bản, rồi từ đó tập biến hóa, đó là học đúng đường. Khi chúng ta phải học hàng trăm công thức ứng xử cho cả hàng chục trường hợp khác nhau, là chúng ta đã bắt đầu học như vẹt. Học vẹt thì không thể hiểu được, và có áp dụng thì cũng không thể áp dụng nó như hạng thầy.
Thế thì, về cuộc sống, đâu là vài nguyên lý, từ đó chúng ta có thể biến hóa sáng tạo?
Tất cả những điều quan trọng nhất cho đời sống đều được dạy ở cấp tiểu học và ta đã học hết hồi tiểu học. Ví dụ: Toán thì cộng trừ nhân chia, phân số, căn bản hình học, căn bản toán đố. Bao nhiêu đó là đủ sống cả đời cho 98 phần trăm dân số, kể cả luật sư, nhà văn, nhà báo… Chỉ hai phần trăm còn lại có nghề chuyên môn đòi hỏi biết nhiều hơn thế. Viết văn cũng thế, học xong tiểu học là biết viết đúng chính tả, viết câu rõ ràng, làm luận có 3 phần một bài. Cao hơn thì cũng chỉ như thế mà thành thạo hơn mà thôi.
Căn bản kỹ năng sống ta cũng đã học hết thời tiểu học: Khiêm tốn, lễ độ, biết ơn, yêu người nghèo khổ, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, thờ cha kính mẹ, yêu anh em, yêu bạn bè, thành thật, không trộm cắp gian tham, không giết người, không hút sách … Có cần gì để học thêm nữa? Ta tìm đọc hết sách này đến sách kia, chẳng qua là vì ta không chịu thuần thục các căn bản này, rồi cứ nghĩ là mình cần thêm.
Và nếu nghiên cứu kỹ hơn một tí, tất cả các nguyên ly’ căn bản tiểu học kể trên lại có thể thu vào một nguyên ly’ duy nhất—khiêm tốn. Nếu ta khiêm tốn thực sự, khiêm tốn sẽ đẻ ra mọi đức hạnh và kỹ năng khác.
* Nếu bạn khiêm tốn, bạn vào bất cứ nơi nào trên thế giới và chào hỏi bất cứ cách nào người ta cũng thương bạn, dù là bạn chào không đúng kiểu của dân vùng đó, và cách chào của bạn có thể làm người ta buồn cười. Nhưng người ta có thể thấy được bạn là người khiêm tốn dịu dàng, vì người thực sự khiêm tốn ai gặp cũng biết. Bạn không cần học đù kiểu bắt tay và chào hỏi, bạn vẫn thành công trong ngoại giao. Và nếu bạn học thêm đủ cách bắt tay và chào hỏi, thì bạn sẽ biến chúng thành kỹ năng tự nhiên thành thục của riêng bạn, mà không cần phải tốn công nhiều.
* Nếu bạn khiêm tốn, đương nhiên là bạn biết lắng nghe.
* Nếu bạn khiêm tốn, đương nhiên là bạn biết nhỏ nhẹ khi nói chuyện hoặc tranh luận.
* Nếu bạn khiêm tốn, đương nhiên là bạn chiến đấu tốt, vì bạn không khinh địch, và cũng không khinh thường giám khảo hay bồi thẩm đoàn.
* Nếu bạn khiêm tốn, đương nhiên là bạn phân tích giỏi và học giỏi, vì bạn sẽ không ngần ngại hỏi bất kỳ người nào, bất kỳ nơi nào, để học hỏi thêm bất kỳ điều gì mình chưa biết.
* Nếu bạn khiêm tốn, bạn sẽ rất giỏi, vì bạn luôn luôn biết được điều gì mình chưa biết, và không lừa thiên hạ và tự lừa mình là mình đã biết.
* Nếu bạn khiêm tốn, đương nhiên là bạn kính trọng suy nghĩ của người khác, cho nên bạn ít thành kiến và ít tranh cãi, và hòa giải tốt với mọi người.
* Nếu bạn khiêm tốn, đương nhiên bạn sẽ thành thật, vì chẳng có lý do nào để nói dối để làm tốt cho mình.
* Nếu bạn khiêm tốn, đương nhiên là bạn biết tri ân và biết cách tỏ lòng tri ân, và vì vậy là rất giỏi ngoại giao.
* Nếu bạn khiêm tốn, đương nhiên là bạn can đảm, vì chẳng sợ mất gì, từ danh tiếng, địa vị, đến quyền lợi.
* Nếu bạn khiêm tốn, đương nhiên là bạn lãnh đạo giỏi, vì mọi người dưới trướng đều yêu bạn, và bạn nghe được lời nói của tất cả mọi người để biến sự thông thái của tất cả mọi người thành thông thái của mình.
* Nếu bạn khiêm tốn, đương nhiên là ngọai giao giỏi, vì đi đâu ai cũng yêu.
* Nếu bạn khiêm tốn, thì bạn sẽ có ít stress và vui vẻ nhiều, vì chẳng có ai và điều gì có thể làm bạn bị đụng chạm căng thẳng.
Chúng ta có thể kể ra rất nhiều. Chỉ một tính “khiêm tốn” nếu ta thực sự thuần thục nó thì ta có đủ mọi đức tính và kỹ năng sống khác. Và khi học các kỹ năng khác, ta cũng tiếp thụ tự nhiên rất nhanh mà không lẫn lộn.
Cũng chính vì thế mà các trường phái tâm linh lớn của thế giới đều lấy khiêm tốn làm gốc—đó chính là “vô ngã” (không có cái tôi) của nhà Phật, hay “giao phó tất cả đời mình vào tay Thượng đế” (total submission) trong truyền thống Moses (Do thái giáo, Thiên chúa giáo, và Hồi giáo).
Đó cũng chính là ly’ do tại sao khi nói đến tư duy tích cực ở đây, chúng ta không muốn nói nhiều đến hàng trăm công thức, mà chỉ muốn nhấn mạnh vào một vài điểm—khiêm tốn, thành thật, yêu đời, yêu người, yêu mình.
Thực ra nếu ta khiêm tốn thực sự, đương nhiên ta sẽ đạt được những thứ còn lại: Thành thật, yêu mình, yêu người, yêu đời. Nhưng nếu bạn hơi lo lắng rằng chỉ có một điều thì quá ít, bạn có thể nhớ 5 kỹ năng căn bản này: “Khiêm tốn, thành thật, yêu mình, yêu người, yêu đời.” Các kỹ năng căn bản này sẽ đẻ ra tất cả các kỹ năng sống khác, ngoại trừ một vài kỹ năng về kỹ thuật nghề nghiệp, trong đời.
Cuộc sống như thế là quá khó khăn và phức tạp. Phải có cách nào giản dị hóa cuộc đời. Hơn nữa, học cả một đám rừng như thế thì cơ hội đi lạc cao hơn là cơ hội hiểu biết. Nguyên cả một rừng nhạc thì cũng chỉ 7 nốt chính, cộng 5 nốt thăng giáng, là 12 nốt. Người học nhạc là học 12 nốt rồi tự biến hóa chúng thành nhạc, chứ không ai phải học cả rừng nhạc của nhân loại. Học vẽ cũng thế, tổng cộng là 3 mầu chính, vàng xanh đỏ và 2 màu trắng đen, vài quy luật về quân bằng, và bối cảnh, vậy thôi. Từ đó mà biến hóa ra hình ảnh gì là do sức sáng tạo của người nghệ sĩ.
Khi chúng ta học chỉ một vài điều căn bản, rồi từ đó tập biến hóa, đó là học đúng đường. Khi chúng ta phải học hàng trăm công thức ứng xử cho cả hàng chục trường hợp khác nhau, là chúng ta đã bắt đầu học như vẹt. Học vẹt thì không thể hiểu được, và có áp dụng thì cũng không thể áp dụng nó như hạng thầy.
Thế thì, về cuộc sống, đâu là vài nguyên lý, từ đó chúng ta có thể biến hóa sáng tạo?
Tất cả những điều quan trọng nhất cho đời sống đều được dạy ở cấp tiểu học và ta đã học hết hồi tiểu học. Ví dụ: Toán thì cộng trừ nhân chia, phân số, căn bản hình học, căn bản toán đố. Bao nhiêu đó là đủ sống cả đời cho 98 phần trăm dân số, kể cả luật sư, nhà văn, nhà báo… Chỉ hai phần trăm còn lại có nghề chuyên môn đòi hỏi biết nhiều hơn thế. Viết văn cũng thế, học xong tiểu học là biết viết đúng chính tả, viết câu rõ ràng, làm luận có 3 phần một bài. Cao hơn thì cũng chỉ như thế mà thành thạo hơn mà thôi.
Căn bản kỹ năng sống ta cũng đã học hết thời tiểu học: Khiêm tốn, lễ độ, biết ơn, yêu người nghèo khổ, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, thờ cha kính mẹ, yêu anh em, yêu bạn bè, thành thật, không trộm cắp gian tham, không giết người, không hút sách … Có cần gì để học thêm nữa? Ta tìm đọc hết sách này đến sách kia, chẳng qua là vì ta không chịu thuần thục các căn bản này, rồi cứ nghĩ là mình cần thêm.
Và nếu nghiên cứu kỹ hơn một tí, tất cả các nguyên ly’ căn bản tiểu học kể trên lại có thể thu vào một nguyên ly’ duy nhất—khiêm tốn. Nếu ta khiêm tốn thực sự, khiêm tốn sẽ đẻ ra mọi đức hạnh và kỹ năng khác.
* Nếu bạn khiêm tốn, bạn vào bất cứ nơi nào trên thế giới và chào hỏi bất cứ cách nào người ta cũng thương bạn, dù là bạn chào không đúng kiểu của dân vùng đó, và cách chào của bạn có thể làm người ta buồn cười. Nhưng người ta có thể thấy được bạn là người khiêm tốn dịu dàng, vì người thực sự khiêm tốn ai gặp cũng biết. Bạn không cần học đù kiểu bắt tay và chào hỏi, bạn vẫn thành công trong ngoại giao. Và nếu bạn học thêm đủ cách bắt tay và chào hỏi, thì bạn sẽ biến chúng thành kỹ năng tự nhiên thành thục của riêng bạn, mà không cần phải tốn công nhiều.
* Nếu bạn khiêm tốn, đương nhiên là bạn biết lắng nghe.
* Nếu bạn khiêm tốn, đương nhiên là bạn biết nhỏ nhẹ khi nói chuyện hoặc tranh luận.
* Nếu bạn khiêm tốn, đương nhiên là bạn chiến đấu tốt, vì bạn không khinh địch, và cũng không khinh thường giám khảo hay bồi thẩm đoàn.
* Nếu bạn khiêm tốn, đương nhiên là bạn phân tích giỏi và học giỏi, vì bạn sẽ không ngần ngại hỏi bất kỳ người nào, bất kỳ nơi nào, để học hỏi thêm bất kỳ điều gì mình chưa biết.
* Nếu bạn khiêm tốn, bạn sẽ rất giỏi, vì bạn luôn luôn biết được điều gì mình chưa biết, và không lừa thiên hạ và tự lừa mình là mình đã biết.
* Nếu bạn khiêm tốn, đương nhiên là bạn kính trọng suy nghĩ của người khác, cho nên bạn ít thành kiến và ít tranh cãi, và hòa giải tốt với mọi người.
* Nếu bạn khiêm tốn, đương nhiên bạn sẽ thành thật, vì chẳng có lý do nào để nói dối để làm tốt cho mình.
* Nếu bạn khiêm tốn, đương nhiên là bạn biết tri ân và biết cách tỏ lòng tri ân, và vì vậy là rất giỏi ngoại giao.
* Nếu bạn khiêm tốn, đương nhiên là bạn can đảm, vì chẳng sợ mất gì, từ danh tiếng, địa vị, đến quyền lợi.
* Nếu bạn khiêm tốn, đương nhiên là bạn lãnh đạo giỏi, vì mọi người dưới trướng đều yêu bạn, và bạn nghe được lời nói của tất cả mọi người để biến sự thông thái của tất cả mọi người thành thông thái của mình.
* Nếu bạn khiêm tốn, đương nhiên là ngọai giao giỏi, vì đi đâu ai cũng yêu.
* Nếu bạn khiêm tốn, thì bạn sẽ có ít stress và vui vẻ nhiều, vì chẳng có ai và điều gì có thể làm bạn bị đụng chạm căng thẳng.
Chúng ta có thể kể ra rất nhiều. Chỉ một tính “khiêm tốn” nếu ta thực sự thuần thục nó thì ta có đủ mọi đức tính và kỹ năng sống khác. Và khi học các kỹ năng khác, ta cũng tiếp thụ tự nhiên rất nhanh mà không lẫn lộn.
Cũng chính vì thế mà các trường phái tâm linh lớn của thế giới đều lấy khiêm tốn làm gốc—đó chính là “vô ngã” (không có cái tôi) của nhà Phật, hay “giao phó tất cả đời mình vào tay Thượng đế” (total submission) trong truyền thống Moses (Do thái giáo, Thiên chúa giáo, và Hồi giáo).
Đó cũng chính là ly’ do tại sao khi nói đến tư duy tích cực ở đây, chúng ta không muốn nói nhiều đến hàng trăm công thức, mà chỉ muốn nhấn mạnh vào một vài điểm—khiêm tốn, thành thật, yêu đời, yêu người, yêu mình.
Thực ra nếu ta khiêm tốn thực sự, đương nhiên ta sẽ đạt được những thứ còn lại: Thành thật, yêu mình, yêu người, yêu đời. Nhưng nếu bạn hơi lo lắng rằng chỉ có một điều thì quá ít, bạn có thể nhớ 5 kỹ năng căn bản này: “Khiêm tốn, thành thật, yêu mình, yêu người, yêu đời.” Các kỹ năng căn bản này sẽ đẻ ra tất cả các kỹ năng sống khác, ngoại trừ một vài kỹ năng về kỹ thuật nghề nghiệp, trong đời.