Trình duyệt web là một phần mềm ứng dụng cho phép người sử dụng xem và tương tác với các văn bản, hình ảnh, đoạn phim, nhạc, trò chơi và các thông tin khác ở trên một trang web của một địa chỉ web trên mạng toàn cầu hoặc mạng nội bộ. Văn bản và hình ảnh trên một trang web có thể chứa siêu liên kết tới các trang web khác của cùng một địa chỉ web hoặc địa chỉ web khác. Trình duyệt web cho phép người sử dụng truy cập các thông tin trên các trang web một cách nhanh chóng và dễ dàng thông qua các liên kết đó. Trình duyệt web đọc định dạng HTML để hiển thị, do vậy một trang web có thể hiển thị khác nhau trên các trình duyệt khác nhau.
Chào các bạn! Mình vừa thi TOEIC và đạt đuợc số điểm cũng kha khá (920). Mình muốn chia sẻ một số kinh nghiệm với các bạn không có nhiều thời gian và tài chính để luyện thi ở các trung tâm.
* Nền tảng cần có :
- Ngữ pháp: không cần nhiều, chỉ cần biết căn bản. Đây là phần người Việt Nam rất giỏi nhưng trong thực tế thì ngay cả người bản xứ có khi còn nói sai ngữ pháp nên không cần học nhiều chi cho mệt. Các bạn nên đọc sách "Ngữ pháp tiếng Anh" của Mai Lan Hương - Nguyễn Thanh Loan. - Từ vựng: càng nhiều càng tốt. Khuyên (thật ra là bắt buộc) học (thuộc) quyển "600 Essential Words for the TOEIC". Các bạn nên bổ sung từ vựng bất cứ khi nào có thể. - Khả năng nghe: các bạn nên nghe bằng tiếng Anh hằng ngày. Đây là phần mình rất chú trọng (hình như mình nghe tiếng Anh còn nhiều hơn nghe tiếng Việt). Có thể nghe radio, tv hay xem phim. Nên nghe bằng giọng Mĩ, khi vào thi sẽ quen hơn là nghe bằng giọng Anh. Mới đầu nghe chưa quen thì nghe những gì mình thích (chằng hạn mình rất thích phim "Dragon Ball" nên đầu tiên mình tập nghe phim này) sau quen rồi thì nghe gì cũng được. http://www.screamer-radio.com/ đây là chương trình radio mình nghe thường xuyên, trong đó có kênh bloomberg nói toàn chuyện kinh tế, rất giống trong bài thi TOEIC. - Khả năng đọc: cần nhuần nhuyễn khả năng đọc lướt, nắm bắt ý chính. Hằng ngày nên đọc sách báo tiếng Anh.
* Cách ôn tập cho từng phần thi TOEIC:
- Phần 1 (20 câu): bạn xem 1 bức tranh rồi nghe 4 câu nói. Chọn câu nói đúng với bức tranh nhất. Phần này thường dùng thì hiện tại đơn và hiện tại tiếp diễn. Chỉ chọn những gì xuất hiện trong bức tranh (cũng có khi là nguyên nhân hay kết quả của hành động trong bức tranh nhưng rất hiếm). Tập trung nghe cho được thì (tense) dùng trong câu nói (rất có thể câu đó mô tả đúng nhưng sai thì, cái này hay gặp).
- Phần 2 (30 câu): nghe 1 câu nói và 3 câu đáp án rồi chọn câu đúng nhất. Phần này nghe nhiều sẽ quen. Chú ý nghe cho được từ hỏi (what, who, when, where...) và thì. Mình chỉ có một kinh nghiệm là câu nào có từ phát âm tương tự trong câu hỏi thì khả năng sai rất cao. Nếu không nghe được gì cả thì mình sẽ chọn ngẫu nhiên câu không có từ giống trong câu hỏi.
- Phần 3 (30 câu): nghe 1 đoạn hội thoại ngắn rồi trả lời 1 câu hỏi. Bắt buộc đọc trước câu hỏi và 4 đáp án. Khi bắt đầu phần này sẽ có một đoạn hướng dẫn, lúc người ta đọc đoạn hướng dẫn này thì mình đọc câu hỏi và 4 đáp án; khi người ta nói chuyện thì mình trả lời; khi người ta nói chuyện xong sẽ có một đoạn dừng để trả lời thì mình đọc câu hỏi và 4 đáp án tiếp theo; cứ như vậy cho đến hết 30 câu. Bạn phải tập trả lời quyết đoán, trả lời xong là quên luôn câu đó không vấn vươn gì nữa, nhanh chóng chuyển sang câu tiếp. - Phần 4 (20 câu): nghe 1 đoạn ngắn rồi trả lời 2-3 câu hỏi. Tương tự phần 3, chỉ có điều mình đọc một lúc 2-3 câu hỏi và đáp án nên phải tập nhớ. Một điều khá thú vị là nếu bạn hay giải đề sẽ thấy phần 3 và 4 có thể đọc câu hỏi và trả lời mà không cần nghe (xác suất khá cao vì giống ngữ cảnh).
- Phần 5 (40 câu): chọn 1 trong 4 đáp án điền vào chỗ trống. Phần này không cần nói nhiều vì quá quen thuộc, các bạn nên tận dụng tối đa khả năng loại suy.
- Phần 6 (20 câu): chọn phần sai trong 4 phần được gạch chân. Cũng dùng loại suy luôn cho khoẻ.
- Phần 7 (40 câu): đọc 1 đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi. Lúc đầu mình đọc câu hỏi và câu trả lời trước nhưng tốc độ trả lời không nhanh lắm. Sau luyện được chiêu đọc lướt rồi thì mình chuyển qua lướt văn bản rồi trả lời luôn.
* Một số sách mình khuyên các bạn nên học:
- Longman preparation series for the TOEIC test. - Compass TOEIC. - TOEIC ETS official test-preparation guide. - Oxford TOEIC test (quyển này còn khó hơn thi thật).
* Các bạn nên in tờ answer sheet để khi tập giải đề thì tô luôn vào đó cho quen. Nếu in ra giấy A4 thì sẽ nhỏ hơn so với tờ thi thật. Trước khi bắt đầu ôn tập nên giải 1 đề để biết mình mạnh phần nào, yếu phần nào để phân chia thời gian học cho hợp lí. Khi giải đề thử cần bỏ ra 2 giờ như đề thật, cố gắng trả lời cho hết 200 câu; không biết chọn đáp án nào thì để câu đó lại, đến câu 200 thì quay lại trả lời tiếp; sắp hết giờ mà cũng chưa biết chọn thì tô đại 1 đáp án nào đó vì đâu có bị trừ điểm đâu mà sợ. Khi đi thi, 4 phần nghe thật ra mình không nghe được phần nào cho rõ ràng cả, có điều minh hay giải đề thi (hơn 30 đề) nên nghe được vài từ là mình đoán luôn câu trả lời. Trên đây là một số kinh nghiệm ôn thi TOEIC (theo định dạng cũ) của mình. Tuy là định dạng cũ nhưng áp dụng vào định dạng mới kết quả cũng không đến nỗi nào (mình đi thi thử định dạng mới được 890 điểm, lúc đó mình còn chưa biết định dạng mới ra làm sao). Chúc các bạn đạt kết quả "kha khá" trong kì thi TOEIC!